Trang chủ Văn bản Album ảnh Doanh nghiệp Liên hệ
 
Giới thiệu chung
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Chức năng, nhiệm vụ
Lịch sử hình thành - phát triển
Tuyên ngôn Ngành thuế
Mười điều kỷ luật
Tin tức - Sự kiện
Tin trong ngành
Tin Chi cục thuế TP Vinh
Tin khác
Tin kinh tế
Tin pháp luật
Thông báo
Thông báo
Lịch công tác
Hướng dẫn về Thuế
Dân hỏi, cơ quan thuế trả lời
Lĩnh vực chuyên môn
Chương trình - Mục tiêu
Nghiên cứu - Trao đổi
Hoạt động khác
Công tác Đảng
Hội cựu chiến binh
Công đoàn
Phụ nữ, Thanh niên
Văn hoá, văn nghệ, thể thao
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 11.021 | Tất cả: 3.171.618
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 
LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Ký sự trong chuyến học tập kinh nghiệm Quản lý nợ thuế ở Nhật Bản (bài 3)
Tin đăng ngày: 25/5/2015 - Xem: 2678
 

NHỮNG TRẢI NGHIỆM KHÓ QUÊN...

(Tít này thay thế cho tít bài "Hiệu quả thu thuế và thái độ của người dân..." đã giới thiệu ở bài trước)

Hiệu quả thu thuế của Nhật Bản

Chính phủ, Bộ Tài chính Nhật không giao dự toán thu thuế cho Tổng cục thuế. Hệ thống ngành thuế sắp xếp theo khu vực, không chịu ảnh hưởng theo địa giới hành chính. Việc thu thuế chỉ tuân thủ theo các Luật thuế và thực tế kết quả SXKD, thu nhập của người dân Nhật.

Chính sách và bộ máy thu thuế của Nhật hiện nay đã duy trì và đổi mới gần 119 năm. Pháp luật trao cho công chức thuế đầy đủ quyền hạn để thu thuế theo “văn hóa truyền thống Nhật Bản”. Chính vì vậy công tác quản lý thuế của Nhật cũng mang đặc trưng văn hóa Nhật: Rất tiên tiến nhưng lại rất bảo thủ truyền thống; rất khoa học nhưng lại chấp nhận thực tế một số công đoạn chưa khoa học; rất dân chủ nhưng rất quyết liệt và “độc tài” khi xử người không tuân thủ luật thuế. 

Theo thông tin phía bạn trao đổi, cách đây mấy năm tình trạng nợ thuế của Nhật cũng còn căng hơn ở Việt Nam ra hiện nay, DN nghiệp nợ nhiều, quá hạn, không có khả năng thu… Nhưng, họ đã áp dụng các biện pháp “đặc trưng Nhật” một cách quyết liệt, nay tình trạng trốn thuế, nợ thuế lớn hầu như không xảy ra.

Với nguồn nhân lực ngành Thuế xêm xêm số lượng của ta, để làm tốt nhiệm vụ quản lý thuế, họ có những giải pháp tương đối hay.

Chẳng hạn như việc họ tập trung nhân lực, nguồn lực quản lý thuế các doanh nghiệp (nghe nói họ có quy định rất chặt ở chỗ mức độ kinh doanh nào thì phải thành lập doanh nghiệp…). Họ chủ trương “buông” hộ kinh doanh cá thể theo hướng tuyên truyền, hỗ trợ để hộ kinh doanh tự kê khai nộp thuế. Theo thông tin từ phía bạn, thì mảng thuế này cũng có thất thu, nhưng so sánh trên bình diện quốc gia thì không lớn, không cần thiết phải tập trung nhân lực để chống thất thu nhóm này.

Cơ quan quản lý thuế chỉ xử lý nặng tay “rất Nhật” mang tính điển hình, răn đe khi phát hiện sai phạm thông qua hệ thống dữ liệu quốc gia hoặc khi có khiếu nại, tố cáo.

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi có vào 3 cửa hàng bán dụng cụ thể thao, dùng nghiệp vụ thuế để thử họ “Tôi là khách du lịch nước ngoài, tôi không lấy tích kê bán hàng, có thể giảm giá thêm cho tôi không?”. Họ trả lời: “Lấy tích kê hay không, không quan trọng! Nếu muốn hoàn thuế tiêu thụ 8% (tựa như VAT bên ta) thì không được giảm giá vì chúng tôi phải nhập đầy đủ thông tin bán hàng vào máy tính. Nếu muốn giảm giá thì phải trả tiền mặt và không làm thủ tục hoàn thuế tiêu thụ”. Tôi hỏi giảm được mấy %, họ trả lời giảm 20%.

Người phiên dịch nhanh miệng giới thiệu tôi ở Việt Nam sang học tập công tác thu thuế của Nhật. Tự nhiên thấy gương mặt họ đổi khác, họ nói họ không thích làm bạn với cán bộ thuế. Người này phàn nàn, kể chuyện các ông thuế Nhật “ác độc vô cùng”, khổ cho ai chậm nộp đến kỳ cưỡng chế phải khám nhà thu tài sản. Công an và Viện Kiểm sát khám nhà, bắt người thì khi đi tù về còn có nhà để ở, còn các ông thuế đã khám nhà thì đào bới cả sàn nhà, vách tường, bể tắm, thậm chí cạy tung cả ti vi, tủ lạnh… sau khi khám xong thì “tan hoang như sóng thần”.

Ở Nhật Bản, họ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, thống nhất: tất cả dữ liệu chính phủ, dữ liệu của người dân, dữ liệu doanh nghiệp, dữ liệu khách du lịch đến Nhật đều được cập nhật vào một hệ thống “dữ liệu quốc gia” dùng chung cho tất cả các ngành, từ chính phủ đến người dân. Không sử dụng  nhiều phần mềm ứng dụng “cát cứ” cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương như ta.

"Trăm nghe không bằng một thấy", chính nhờ có “Hệ thống dữ liệu quốc gia” thủ tục hoàn thuế tiêu thụ cho khách nước ngoài do Hộ kinh doanh Nhật tiến hành “nhanh như điện”, chỉ chừng 3- 5 phút là xong. Nếu tổng tiền thanh toán của người mua trên 10 ngàn yên (tương đương với 1,8 triệu đồng Việt Nam), họ yêu cầu đưa Hộ chiếu để quét vào đầu đọc như thể quét thẻ tín dụng ở trang có ảnh và các ký tự >>>> ngay lập tức thông tin của người mua hiển thị trên máy tính: Họ tên, Quốc tịch, ngày đến Nhật, thời gian được ở Nhật, số tiền mặt mang theo có kê khai Hải quan… và chỉ một thao tác đơn giản số tiền hoàn thuế được trừ ngay vào số tiền khách hàng phải thanh toán.

Một việc nữa chúng tôi cũng được "mắt thấy, tai nghe" đó là việc Tổng cục thuế Nhật Bản áp dụng các biện pháp đôn đốc nộp thuế tương đối hay, có thể áp dụng ở Việt Nam. Chẳng hạn như ở các Cục thuế vùng, họ có “Trung tâm đôn đốc nộp thuế qua điện thoại”, người nợ thuế sẽ bị nhắc nhở liên tục qua hệ thống tổng đài tự động gọi điện thoại bởi các giao dịch viên suốt cả ngày cho đến khi có sự cam kết nộp thuế.

Khi người nộp thuế nhấc máy “Hệ thống dữ liệu” sẽ tự động hiển thị lên màn hình thông tin về thuế của DN để giao dịch viên sử dụng. Nếu quá hạn cam kết, công chức thuế sẽ tự động chuyển sang cưỡng chế thu thuế… và quan trọng nhất, pháp luật Nhật Bản cho phép công chức thuế được toàn quyền hành động “kiểu Nhật” đã được pháp luật quy định, để thu bằng được tiền thuế vào NSNN.

thue nhat ban 

Tỷ lệ DN nộp thuế điện tử ở Nhật thua Việt Nam...

Khi đến khảo sát tại Cục thuế vùng Osaka và 1 Chi cục vùng Kyoto để tìm hiểu về các qui trình quản lý thuế của họ, tôi tình cờ phát hiện, họ cũng có những cái dở hơn ta...

Theo thông tin do Tổng cục Thuế Nhât Bản cung cấp, tỷ lệ DN nộp tờ khai thuế qua mạng internet chưa đến 50%, tỷ lệ nộp thuế điện tử họ không theo dõi, nghe nói chỉ khoảng vài ba chục phần trăm. Họ đang duy trì nhiều hình thức khai thuế: Khai thuế điện tử; Tờ khai thuế thủ công; Tờ khai thuế có mã vạch và muốn gửi qua bưu điện hoặc mang nộp tại cơ quan thuế đều được.

Cái mà họ quan tâm là sự hài lòng của người nộp thuế và cái quan trọng nhất là tất cả đều “chạy được trên hệ thống dữ liệu quốc gia”.

* Duy trì quày thu tiền mặt tại Cơ quan thuế

Các ông lãnh đạo cơ quan thuế Nhật có vẻ rất tự hào giới thiệu với chúng tôi khá kỹ quy trình thu tiền mặt tại các Chi cục thuế. Họ chỉ máy đếm tiền cho chúng tôi (xem như thể là Việt Nam chưa có), giới thiệu có các chuyên gia kiểm đếm bằng tay nhanh…

Ở Nhật không có hệ thống Kho bạc như Việt Nam. Người nộp thuế nộp thuế bất kỳ hình thức nào, bất kỳ ở đâu tùy thích.

hoa anh dao

* Thái độ người dân với cơ quan thuế không thân thiện như ta

Chỉ có Chi cục thuế vùng mới trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, nói chung người nộp thuế Nhật có vẻ không yêu mến cán bộ thuế (sợ và không dám dây dưa với các ông bà thuế).

Tôi có hỏi một quan chức thuế Nhật Bản việc này, ông ta say sưa kể nhiều mẩu chuyện khám nhà, khám trụ sở các Công ty… thu đồ đạc có giá trị từ tiền mặt, vàng bạc trang sức, đồng hồ, đồ cổ, xe hơi… để thu nợ thuế...

Giá như, có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu một cách có hệ thống công tác quản lý thuế Nhật thì hay biết bao nhiêu!

Song thời gian chỉ có hạn và đang còn rất nhiều những điều muốn biết, muốn tìm hiểu, muốn trải nghiệm ở xứ sở vô cùng mến yêu này./.

                                              Nguyễn Hồng Hải – Phó Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An

Lĩnh vực chuyên môn khác:
Những lưu ý về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018 (20/2/2019)
Vượt qua trở ngại để sử dụng hóa đơn điện tử (6/11/2017)
Giới thiệu nội dung mới của Thông tư số 151/2014/TT-BTC (30/10/2014)
Một số lưu ý người dùng về việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tin học. (3/9/2013)
Những mục tiêu thu ngân sách năm 2013 (5/1/2013)
VIDEO CLIPS
Video
THÔNG BÁO - LỊCH
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 01/2024
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 3/2022
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 02/2022
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 01/2022
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 12/2021
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 10/2021
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 09/2021
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 03/2021
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 02/2021
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 12/2020
Tổng cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân kỳ tính thuế năm 2020
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 11/2020
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 10/2020
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 08/2020
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 07/2020
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 25 Đường Lê Mao – TP Vinh. Hotline: 0383.598801
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hoài An – Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND Thành phố Vinh
Cơ quan thường trực: Đài phát thanh - truyền hình TP.Vinh - Số 14 Đường Nguyễn Thị Minh Khai – TP Vinh
Người phụ trách: Ông Lê Nguyễn Chung – GĐ Đài PT-TH TP Vinh - Email: vinhcity.ptth@gmail.com - Hotline: 0383.842584
Chuyên trang Chi cục Thuế Thành phố Vinh
Địa chỉ: Số 29 – Lê Mao – TP Vinh – Nghệ An
Điện thoại Đường dây nóng: 0383.598229
Email: banbientapcctvinh@gmail.com - Website: http://vinhcity.gov.vn/chicucthuetpvinh.gov.vn